Cách bệnh thường gặp trên gà

1 – BỆNH NEWCASTLE TRÊN GÀ

Bệnh Newcastle hay còn gọi là bệnh tân thành gà hay bệnh gà rù là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, bệnh thường xảy ra quanh năm nhất là vào mùa đông, bệnh lây lan rất nhanh, lây qua mọi con đường làm ảnh hưởng đến năng suất chăn nuôi và công sức của bà con chăn nuôi.

Triệu chứng thường gặp

Bệnh thường xảy ra vào mùa đông, ở gà mọi lứa tuổi. Gà ủ rủ, thở khó (khò khè), bỏ ăn, có nhiều dãi, mào tím, khát nước, ỉa chảy, phân lỏng, quánh nhớt, chướng diều, màu trắng. Bệnh kéo dài thể hiện triệu chứng thần kinh (nghẹo đầu và cổ). Gà gầy nhanh, đi vòng vòng, thường chết sau 5-7 ngày.

Bệnh tích

Xuất huyết nặng ở đường tiêu hóa, rỏ rệt nhất là ở dạ dày tuyết.

Biện pháp phòng và trị bệnh

  • Thực hiện nghiêm ngặt lịch tiêm phòng vacxin phòng bệnh.
  • Không mua gà chưa tiêm phòng, nhốt riêng gà mới mua về.
  • Sát trùng vệ sinh chuồng trại định kỳ, hạn chế cho người lạ đến trại.

2 – BỆNH GUMBORO TRÊN GÀ

Bệnh gumboro (IBD) ở gà là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virut gumboro gây ra, lây lan nhanh giữ các gà trong đàn. Bệnh xảy ra ở gà từ 1 -12 tuần tuổi, gà từ 3-6 tuần tuổi dễ bị mắc bệnh nhất. Lông xung quanh lỗ huyệt thường dính phân có chứa nhiều urate.

Triệu chứng thường gặp:

Dấu hiệu lâm sàng chỉ xuất hiện ở gà trên 3-6 tuần tuổi và có thể trên 10 tuần tuổi. Lông xung quanh lỗ huyệt thường dính phân có chứa nhiều urate. Biểu hiện ban đầu là cơ vòng hậu môn luôn co bóp, sốt cao, bỏ ăn và khát nước, sau đó tiêu chảy phân loảng màu trắng, lẫn máu, gà ủ rủ, lông xù, xã cánh, nằm quẹo rồi chết.

Bệnh tích:

Giai đoạn đầu Virut gumboro làm cho túi Fabracius của  sưng lên rất to, có nhiều điểm và vệt xuất huyết, sưng thận và xuất huyết sau đó teo lại có nhiều dịch nhầy màu trắng. Sau đó ruột và dạ dày tuyến xuất huyết nên dể nhầm với bệnh Newcastle. Giai đoạn cuối xuất hiện từng vệt xuất huyết ở cơ đùi và cơ ngực.

Biện pháp phòng và trị bệnh

  • Nhập gà nơi không có bệnh và tiêm phòng bệnh Gumboro ở đàn gà mẹ, nuôi cách ly gà mới nhập.
  • Thực hiện tiêm phòng theo đúng quy định của nơi sản xuất. nuôi gà tập trung trong dân, tốt nhất nên dùng vacxin nhược độc nhỏ mắt, cho uống hay tiêm dưới da vào 1 ngày, 7 ngày, 14 ngày tuổi. Những nơi trước đây đã có dịch nên tiêm phòng liều thứ 4 vào 21 ngày tuổi.

3 – BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG GÀ (GÀ TOI)

Bệnh tụ huyết trùng ở gà hay gọi là bệnh gà toi Thường xuất hiện trên các loại gia cầm. Nguyên nhân bệnh là do vi khuẩn có tên là Pasteurella multocida gây nên. là một căn bệnh truyền nhiễm trên tất cả các gia cầm nuôi và hoang dã. Bệnh thường xảy ra ở thể bại huyết, đặc trưng bởi hiện tượng viêm xuất huyết ở tổ chức liên kết dưới da và màng niêm mạc, gan hoại tử. Bệnh tụ huyết trùng ở gà là một trong những bệnh truyền nhiễm cấp tính thường xảy ra lẻ tẻ với tỷ lệ chết cao, Bệnh thường có diễn biến bệnh nhanh, gây chết gia cầm hàng loạt.

Triệu chứng thường gặp:

Gà mắc bệnh chết rất nhanh, khi chết diều còn đầy thức ăn, mào thâm tím, dạ tụ máu, do chết nhanh nên không sụt cân. Thể mãn tính gà thở khó, chảy nước mũi, sưng mắt, tiêu chảy, yếm gà sưng to, chân què do viêm khớp.

Bệnh tích:

Trường hợp cấp tính: gan và lách sưng to, gan có điểm hoại tử, sừng và xuất huyết ở gan, lách, thận.

Trường hợp mãn tính: yếm bị sưng có keo nhầy trắng hoặc màu vàng, khớp sưng to.

4 – BỆNH BẠCH LỴ

Là bệnh truyền nhiễm ở gà con dưới 3 tuần tuổi, Bạch lỵ và Phó thương hàn nói là 2 bệnh, nhưng trên thực tế khoa học đã trứng minh đó chỉ là một bệnh , ở gà lớn gọi là một bệnh phó thương hàn, Ở gà con gọi là Bạch lỵ do vi khuẩn Salmonella gây ra. Chúng cũng là căn nguyên gây bệnh phó thương hàn ở chim bồ câu, chim cút , vịt, ngan, ngỗng , lợn…. Đặc trưng là gà ỉa phân trắng, bết dính quanh hậu môn và nhiều nôt hoại tử màu trắng xám trên các cơ quan nội tạng. Bệnh phổ biến khắp nơi và gà cũng như các loài chim đều mắc.

Triệu chứng thường gặp:

Gà con bỏ ăn, ủ rủ, lông xơ xác, nằm chết chất đống trong chuồng, tỷ lệ mắc bệnh cao tới 40%. Triệu chứng điển hình là tiêu chảy phân trắng, phân dính vào lông quanh hậu môn. Gà con mắc bệnh còi cocjm chậm lớn và thường bị què do viêm khớp. Trứng bị nhiễm Salmonella có tỷ lệ ấp nở thấp.

Bệnh tích:

Gan và lách sưng to có điểm hoại tử, rốn bị sưng, túi lòng đỏ chưa tiêu. Tim phổi có những nốt sần màu xám. Kết tràng, manh tràng chứa dịch nhầy quánh như bã đậu. gà lớn mang trùng thì buồng trứng biến dạng, méo mó, viêm bao tim, viêm màng bụng, viêm khớp.

Biện pháp phòng và trị bệnh

  • Nhập gà hay trứng giống ở những cơ sở gà giống không mắc bệnh. Tiêu độc máy ấp và trứng trước khi đem ấp.

5 – BỆNH CRD (VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP MÃN TÍNH)

CRD là một bệnh khá phổ biến trên gia cầm, thường xảy ra quanh năm xuyên suốt trong quá trình nuôi, đặc biệt nặng vào mùa mưa rét , thường xuyên phát bệnh  khi sức khoẻ gia cầm giảm sút do thay đổi thời tiết hoặc chăm sóc, nuôi dưỡng kém, Bệnh  gây ra bởi một trong các nhóm sinh vật gây bệnh như viêm phổi – màng phổ (PPLO), cụ thể là Mycoplasma. Bệnh có biểu hiện lâm sàng chậm, tiến trình bệnh dài và thường xuyên kết hợp với E. coli (CCRD) các virus gây bệnh trên đường hô hấp khác Newcastle, IB, v.v… 

Triệu chứng thường gặp

Gà mắc bệnh thường ủ rủ, kém ăn và chậm lớn. Triệu chứng bệnh thể hiện rỏ rệt như hắt hơi, ho, thở khò khè (hen), khó thở, một số trường hợp viêm khớp làm cho gà què, ở gà đẻ trứng thì tỷ lệ đẻ giảm từ 20-30%

Bệnh tích

Viêm khí quản mãn tính nên niêm mạc khí quản bị xung huyết, Viêm túi khí, nếu có sự kết hợp với E.coli thì túi khí đục, có nhiều dịch nhầy quánh như bả đậu. Tim sưng to, khớp viêm sưng to.

Biện pháp phòng và trị bệnh

  • Khi nhập gà giống hay trứng phải nhập ở trại gà sạch bệnh CRD.
  • Vệ sinh tốt chuồng trại, đảm bảo thoáng mát, ấm áp, khô ráo. Có thể dùng 1 số kháng sinh để để điều trị dự phòng khi khí hậu thời tiết thay dổi khắc nghiệt
  • Dùng vacwsxin cho gà nếu kinh tế có thể vì giá vacwsxin quá đắt
  • Cần xử lý chuồng trại nuôi và môi trường chăn nuôi tốt.

6 – BỆNH CẦU TRÙNG TRÊN GÀ

Bệnh Cầu trùng ở gà là bệnh ký sinh trùng truyền nhiễm, do loài ký sinh trùng đơn bào gây ra. Có nhiều loài cầu trùng gây bệnh cho gia cầm, đây là căn bệnh mà hầu như không bầy gà nào tránh khổi, đặc biệt là gà nuôi trên nền đất. Để giảm thiểu thiệt hại do bệnh cầu trùng gây ra

Triệu chứng thường gặp

Bệnh xảy ra ồ ạc vào mùa mưa phùn, ẩm ước, chuồng nuôi và môi trường chăn nuôi bị ô nhiễm. Gà con từ 1-4 tuần tuổi thường chết nhiều. Gà bệnh thường ủ rủ, lông xơ xác, chậm lớn, tiêu chảy, phân lẫn máu, khác nước, mào nhợt nhạt do thiếu máu.

Bệnh tích

  • Nếu cầu trùng gây viêm ở manh tràng, phân có lẫn máu tươi lỏng, thường kèm theo chướng hơi, ruột căng phòng và mỏng, hậu môn dính phân loãng có máu. Tỷ lệ chết cao ở gà con từ 10 ngày đến 7 tuần rưỡi.
  • Nếu cầu trùng gây viêm ở không tràng và kết tràng, các đoạn ruột bị viêm xuất huyết và hoại tử.

Biện pháp phòng và trị bệnh

  • Thường xuyên dọn vệ sinh, tổng tẩy uế chuồng trại và thay chất độn chuồng (Balasa No.1 v.v…). Chuồng phải khô, sạch và thoáng khí
  • Hiện nay có vacwsxin phòng bệnh cầu trùng cho gà nhưng giá đắt mọi người có thể tham khảo (Livacox T)
  • Đồng thời dùng thuốc nâng cao sức đề kháng và bổi bổ cơ thể, ngoài ra cần xử lý chuồng trại và môi trường nuôi tốt.
  • Việc dùng thuốc điều trị dự phòng ở các giai đoạn tuổi của gà như sau: Lần thứ 1 khi gà 10 ngày tuổi; lần thứ 2 khi gà 18 ngày tuổi; lần thứ 3 khi gà 25 ngày tuổi; lần thứ 4 khi gà 30-35 ngày tuổi.

7 – BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN TRUYỀN NHIỄM (IB: Infectious Bronchitis)

Bệnh viên phế quản truyền nhiễm ở gà hay còn gọi là Infectious Bronchitis (IB) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính ở gà do virus Corona gây ra (có đến 20 serotype của loại virus này) khi gà bị stress do lạnh và dinh dưỡng kém. Bệnh truyền qua tiếp xúc gà khoẻ với gà bệnh, qua không khí giữa các trại, giữa các chuồng, thời gian ủ bệnh từ 15-40 giờ. Bệnh gây rối loạn hô hấp nghiêm trọng, viêm thận và giảm sản lượng cũng như chất lượng trứng.

Triệu chứng thường gặp

Gà con 1 tháng tuổi dể mắc bệnh, biểu hiện là ho và thở khò khè, nước mũi chảy, mào tím tái, Ở gà đẻ sản lượng trứng giảm rỏ rệt, vỏ trứng mềm và méo mó. Tỷ lệ mắc bệnh cao tới gần 100%. Triệu chứng hô hấp bị rối loạn, giảm đi sau 2-3 tuần mắc bệnh. Tỷ lệ chết cao nhất là gà trên 5-6 tuần tuổi. Nếu kéo dài bệnh trở thành mãn tính, xuất hiện triệu chứng thần kinh, đầu ngoẹo, cổ cong hay gà quay vòng tròn.

Bệnh tích

Dọc khí quản và phế quản chứa đầy dịch nhầy, bọt khí có khi có bả đậu, gà con trong nhánh phế quản chứa dịch nhầy màu vàng. Túi khí đục, buồng trứng bị teo hoặc biến dạng.

Biện pháp phòng và trị bệnh

Cần phải điều tra kỹ về tình hình dịch tễ bệnh viêm phế quản truyền nhiễm từ đàn gà bố mẹ truyền sang. Dùng vacwsxin IB phòng bệnh pha vào nước uống với gà 10 ngày tuổi và 20 ngày tuổi

Qua những thông tin trên Phatnguyenangiang.com chắc sẻ giúp ít được phần nào về cách phòng bệnh cho gà để hạn chế rủi ro mầm bệnh xảy ra trong chăn nuôi! mọi người tham khảo qua các sản phẩm chất lượng của Phatnguyenangiang.com và cùng đồng hành phát triển để tăng hiệu quả hơn trong chăn nuôi hiện nay. mọi chi tiết vui lòng liên hệ hotline 0907 533618.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0961580618